Nhiều năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ di trú đến New Zealand ngày càng tăng cao nhờ vào cảnh quan tuyệt đẹp, cuộc sống yên bình và các chính sách phúc lợi hấp dẫn từ Chính phủ. Vậy có những loại visa định cư New Zealand nào? Điều kiện và thủ tục pháp lý ra sao? Hãy cùng Pháp Lý Vân Sơn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất!
1. Điều kiện định cư New Zealand có khó không?
Điều kiện nhập cư New Zealand có thể thay đổi theo từng thời điểm để phù hợp với chính sách của Chính phủ. Hiện tại, nếu bạn đang có kế hoạch sinh sống lâu dài tại xứ sở Kiwi, bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Dưới 35 tuổi, đã học tập, sinh sống và làm việc tại New Zealand tối thiểu 5 năm.
- Giao tiếp tiếng Anh lưu loát.
- Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Lý lịch tư pháp sạch, không có tiền án tiền sự, không vi phạm giao thông bị phạt từ 100 điểm trở lên và chưa từng bị kết án ở bất kỳ quốc gia nào.
- Có việc làm ổn định tại New Zealand.
Đối với trẻ em dưới 16 tuổi:
- Trẻ em dưới 16 tuổi cần có sự đồng ý của cả bố và mẹ để xin giấy chứng nhận công dân, trừ trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ.
- Trẻ từ 14-15 tuổi phải đáp ứng các yêu cầu tương tự như người lớn và bắt buộc tham gia lễ nhập tịch.
- Trẻ dưới 14 tuổi không yêu cầu thành thạo tiếng Anh nhưng cần có lý lịch tư pháp tốt.
Việc đáp ứng các điều kiện trên sẽ giúp bạn có cơ hội định cư tại New Zealand một cách thuận lợi hơn.
2. Các chương trình di trú New Zealand phổ biến
Hiện nay, định cư New Zealand được chia thành 4 diện chính, mỗi diện có yêu cầu và lộ trình riêng. Cụ thể:
2.1 Di trú theo diện du học
Sinh viên quốc tế sau khi hoàn thành chương trình đại học hoặc cao đẳng tại New Zealand có thể được cấp visa Post-study Work với thời hạn từ 1-3 năm để tìm kiếm việc làm. Sau khi có công việc, du học sinh có thể xin doanh nghiệp bảo lãnh để tiếp tục làm việc từ 1-2 năm. Trong thời gian này, nếu đáp ứng đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn xin định cư và nhận được visa thường trú nhân sau 3 năm sinh sống và làm việc.
Đối với chương trình sau đại học, sinh viên có thể xin visa tạm trú hoặc visa thường trú nếu làm việc trong các ngành nghề thuộc danh sách thiếu hụt lao động dài hạn của New Zealand. Visa tạm trú cho phép sinh sống và làm việc tại New Zealand tối đa 30 tháng, đồng thời có quyền nộp đơn xin định cư. Visa thường trú cho phép sinh sống và làm việc vô thời hạn, đồng thời người thân cũng có thể xin định cư nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- IELTS 6.5 trở lên hoặc PTE tối thiểu 58 điểm.
- Mức lương tối thiểu 45.000 NZD/năm.
- Có mặt tại New Zealand trong thời gian nộp đơn xin visa thường trú.
- Ít nhất 2 năm làm việc toàn thời gian và tiếp tục duy trì công việc.
2.2 Di trú theo diện tay nghề
Chính phủ New Zealand xét duyệt visa diện tay nghề dựa trên độ tuổi, trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Để đủ điều kiện xin visa định cư theo diện này, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Sức khỏe tốt, lý lịch tư pháp trong sạch.
- Đạt số điểm tối thiểu theo thang điểm định cư New Zealand.
- IELTS từ 6.5 trở lên.
- Người đi cùng (từ 16 tuổi trở lên) cần có IELTS tối thiểu 5.0 hoặc đóng tiền học tiếng Anh theo quy định.
2.3 Di trú theo diện đầu tư
Công dân nước ngoài muốn xin định cư tại New Zealand theo diện đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Dưới 65 tuổi, IELTS tối thiểu 3.0 hoặc đã từng sinh sống tại quốc gia sử dụng tiếng Anh, đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đầu tư tối thiểu 3 triệu NZD trong 4 năm tại New Zealand.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp với từ 5 nhân viên toàn thời gian trở lên hoặc đạt doanh thu trên 1 triệu NZD/năm.
- Chứng minh tài chính cá nhân khoảng 1 triệu NZD để đảm bảo cuộc sống tại New Zealand.
- Cam kết lưu trú ít nhất 146 ngày/năm trong 3 năm cuối của thời gian đầu tư.
2.4 Di trú theo diện kinh doanh
Để xin cấp visa diện doanh nhân, đương đơn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao hoặc chủ hộ kinh doanh cá thể.
- Đạt tối thiểu 120 điểm theo tiêu chí đánh giá của Bộ Di trú New Zealand.
- Có hiểu biết và đã nghiên cứu về môi trường kinh doanh tại New Zealand.
- Tiếng Anh giao tiếp tốt, IELTS từ 4.0 hoặc PTE từ 29 điểm trở lên.
- Cam kết đầu tư tối thiểu 100.000 NZD.
- Sức khỏe tốt, không mắc bệnh lý nguy hiểm hoặc có nguy cơ truyền nhiễm cao.
- Đủ tài chính để chi trả sinh hoạt phí trong thời gian visa EWV (3 năm đầu tiên).
3. Cách tính điểm khi xin định cư New Zealand
Thang điểm định cư là tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng định cư tại New Zealand. Theo quy định của Cục Di Trú New Zealand, công dân nước ngoài cần đạt tối thiểu 100 điểm mới đủ điều kiện xét duyệt hồ sơ định cư.
Hệ thống điểm định cư được tính dựa trên các yếu tố sau:
- Độ tuổi
- Kỹ năng nghề nghiệp
- Kinh nghiệm làm việc
- Bằng cấp, trình độ học vấn
- Thành phần công việc
- Điểm thưởng bổ sung
Điểm kỹ năng làm việc- Làm việc có tay nghề tại New Zealand từ 12 tháng trở lên: 60 điểm
- Làm việc có tay nghề dưới 12 tháng hoặc có lời mời làm việc tại New Zealand: 50 điểm
Điểm kinh nghiệm làm việc (Ngoài New Zealand)- 2 năm: 10 điểm
- 4 năm: 15 điểm
- 6 năm: 20 điểm
- 8 năm: 25 điểm
- 10 năm: 30 điểm
Điểm bằng cấp- Trình độ 4-6 (NZQF) – Ví dụ: bằng tốt nghiệp cao đẳng: 40 điểm
- Trình độ 7-8 – Ví dụ: bằng cử nhân, cử nhân danh dự: 50 điểm
- Trình độ 9-10 – Ví dụ: bằng thạc sĩ, tiến sĩ: 60 điểm
Điểm tuổi tác- 20-29 tuổi: 30 điểm
- 30-39 tuổi: 25 điểm
- 40-44 tuổi: 20 điểm
- 45-49 tuổi: 10 điểm
- 50-55 tuổi: 5 điểm
Điểm thưởng bổ sung- Làm việc tại khu vực ngoài Auckland: +30 điểm
- Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thiếu hụt kỹ năng tuyệt đối: +15 điểm
Việc đạt đủ điểm không chỉ giúp tăng khả năng xét duyệt hồ sơ mà còn mang lại cơ hội định cư vĩnh viễn tại New Zealand. Nếu bạn đang lên kế hoạch định cư, hãy tham khảo kỹ thang điểm và chuẩn bị hồ sơ phù hợp!
4. Quy trình xin visa di trú New Zealand
4.1 Hồ sơ cần chuẩn bị xin visa New Zealand
Các giấy tờ cần thiết để xin visa định cư New Zealand có thể khác nhau tùy theo từng diện định cư. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Hồ sơ cá nhân- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
- Phiếu lý lịch tư pháp
- Giấy khám sức khỏe
- Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
- Hộ chiếu còn hiệu lực
- Đơn xin visa
- Ảnh hộ chiếu theo quy định
- Các giấy tờ bổ sung theo yêu cầu từng diện định cư
Hồ sơ người bảo lãnh (nếu có)- Giấy khai sinh
- Giấy tờ chứng minh quyền nuôi dưỡng con cái (đối với người dưới 18 tuổi)
- Xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu trên 18 tuổi)
- Đơn cam kết của bố mẹ về việc cho con định cư tại New Zealand
Giấy tờ khác- Giấy tờ chứng minh quan hệ bảo lãnh với đương đơn
- Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của từng diện định cư
4.2 Quy trình xin visa diện tay nghề
Bước đầu tiên, đương đơn cần nộp hồ sơ Bày Tỏ Nguyện Vọng (EOI – Expression of Interest) lên Bộ Di Trú New Zealan d. Hồ sơ này bao gồm thông tin cá nhân, gia đình, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Để đủ điều kiện nộp EOI, đương đơn phải đáp ứng các tiêu chí xin visa thường trú và đạt tối thiểu 100 điểm theo thang điểm định cư. Sau khi nộp, hồ sơ sẽ được đưa vào hệ thống xét duyệt EOI.
Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, đương đơn sẽ nhận được thư mời nộp đơn xin định cư. Đối với những ứng viên đạt từ 160 điểm trở lên, họ sẽ được mời trực tiếp mà không cần qua vòng xét duyệt EOI.
Sau đó, Bộ Di Trú New Zealand sẽ tiến hành phỏng vấn và kiểm tra thông tin của đương đơn cùng người phụ thuộc. Nội dung phỏng vấn thường xoay quanh công việc, bằng cấp, người thân và các thông tin liên quan khác để đảm bảo tính chính xác của hồ sơ.
Cuối cùng, đương đơn sẽ nhận kết quả xét duyệt với ba khả năng: được chấp thuận định cư và nhận visa thường trú, được cấp visa làm việc nhưng cần đáp ứng thêm điều kiện trước khi xin visa thường trú, hoặc bị từ chối visa nếu hồ sơ không đáp ứng các yêu cầu của Bộ Di Trú New Zealand.
4.3 Quy trình xin visa diện đầu tư
Quy trình định cư diện đầu tư New Zealand gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Nộp hồ sơ bày tỏ nguyện vọng (EOI – Expression of Interest). Đương đơn gửi hồ sơ bày tỏ nguyện vọng định cư theo diện đầu tư. Thời gian xét duyệt khoảng 2 – 3 tháng.
Giai đoạn 2 – Nộp hồ sơ visa & đầu tư: Nếu được Bộ Di Trú mời, đương đơn sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin visa diện đầu tư. Sau khi hồ sơ được chấp thuận, đương đơn cần chuyển toàn bộ số tiền đầu tư vào New Zealand trong vòng 12 tháng. Tổng thời gian xét duyệt ở giai đoạn này khoảng 15 tháng.
4.4 Quy trình xin visa diện kinh doanh
Quy trình xin visa theo diện kinh doanh sẽ bao gồm các bước:
Cấp visa tạm thời (LTBV – Long Term Business Visa): Ban đầu, đương đơn sẽ được cấp visa doanh nghiệp có thời hạn 9 tháng.
Thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp: Trong vòng 9 tháng, đương đơn phải sang New Zealand để thành lập hoặc mua lại một doanh nghiệp theo cam kết. Nếu thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh, visa LTBV sẽ được gia hạn để đủ tổng thời gian 3 năm.
Chuyển đổi sang thường trú nhân: Sau khi vận hành doanh nghiệp ổn định trong 2 năm, đương đơn có thể nộp đơn xin thường trú nhân theo diện Entrepreneur hoặc Entrepreneur Plus.
5. Chi phí định cư tại New Zealand
Tổng chi phí định cư sẽ khác nhau tùy theo diện visa và mức sống của từng cá nhân/gia đình. Do đó, trước khi quyết định định cư tại New Zealand, bạn nên lập kế hoạch tài chính cẩn thận để đảm bảo đủ điều kiện và ổn định cuộc sống tại quốc gia này.
5.1 Chi phí nhập quốc tịch
Chi phí để xin nhập quốc tịch New Zealand đối với người lớn là 480 NZD, trong khi trẻ em dưới 16 tuổi chỉ cần đóng 240 NZD. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu xét duyệt, đương đơn có thể được hoàn lại một phần phí đã nộp. Thời gian xét duyệt thông thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.
5.2 Chi phí sinh hoạt
Mức sống tại New Zealand tương đối cao, với chi phí sinh hoạt trung bình như sau:
- Tiền thuê nhà: $2,000 – $3,500 NZD/tháng (tùy khu vực và loại nhà).
- Ăn uống: $600 – $1,200 NZD/tháng cho một gia đình 2-4 người.
- Đi lại: $150 – $300 NZD/tháng (bao gồm phương tiện công cộng hoặc xăng xe).
- Bảo hiểm y tế: $50 – $150 NZD/tháng.
- Học phí cho con cái: $11,000 – $15,000 NZD/năm (trường công lập) hoặc cao hơn với trường tư.
6. Quyền lợi khi trở thành thường trú nhân New Zealand
Khi định cư tại New Zealand, bạn và gia đình sẽ được hưởng nhiều quyền lợi tương tự như công dân nước này. Cụ thể:
- Tự do đi lại: Bạn có thể xuất nhập cảnh New Zealand dễ dàng và di chuyển đến nhiều quốc gia khác mà không cần xin visa.
- Bảo lãnh người thân: Sau khi sinh sống đủ thời gian theo quy định, bạn có thể bảo lãnh người thân sang New Zealand.
- Chăm sóc sức khỏe: Cả gia đình được hưởng chế độ y tế miễn phí với chất lượng hàng đầu.
- Giáo dục ưu đãi: Trẻ em dưới 18 tuổi được miễn học phí, trong khi con trên 18 tuổi có thể được giảm học phí hoặc hưởng chính sách cho vay giáo dục.n thu nhập thấp sẽ được Chính phủ hỗ trợ thuế, giúp giảm gánh nặng kinh tế.
- Phúc lợi xã hội: Khi về hưu, bạn được hưởng các chế độ an sinh từ Chính phủ New Zealand.
- Cơ hội nghề nghiệp: Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp ở New Zealand, tuy nhiên một số công việc sẽ yêu cầu bạn phải có visa định cư hoặc quốc tịch New Zealand.
Ước mơ định cư tại New Zealand và trở thành công dân toàn cầu là khát vọng của nhiều người. Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về điều kiện, thang điểm định cư và thủ tục xin visa. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ di trú đến New Zealand hoặc có kế hoạch du học tại Úc, Anh, Mỹ, Canada,… đừng ngần ngại liên hệ với Pháp lý Vân Sơn để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TƯ VẤN PHÁP LÝ & DI TRÚ HẢI NGOẠI
Tại Hoa Kỳ:
101 Park Avenue, Suite 350 Oklahoma City, OK 73102
ĐT: 918-204-4500
9330 Lyndon B. Johnson, Suite 900 Dallas, TX 75243
ĐT: 469-312-0099
555 Andover Park WestSeattle, WA 98188
ĐT: 206-484-1038
6901 Professional Parkway East Sarasota, FL 34240
ĐT: 206-290-3074
Tại Việt Nam:
02 Ngô Đức Kế, Mê Linh Point Tower 2, Hồ Chí Minh, Vietnam
ĐT: 0886063446
Email: vansondichvu@gmail.com